Chuyện nghề kiến trúc sư


Mình có tham gia một vài group, diễn đàn chia sẻ về nghề kiến trúc, xây dựng. Và cũng đọc, chứng kiến khá nhiều những câu chuyện buồn liên quan đến nghề. Từ những anh em đi trước mình, đến những bạn bè cùng trang lứa, chạc độ tuổi, cho đến những em mới đang chập chững bước vào nghề, hoặc đang có dự định theo đuổi. Đã từng trải qua những quãng thời gian tưởng chừng như khó khăn nhất trong cuộc đời, trong sự nghiệp… Cũng đã từng trải nghiệm qua nhiều cảm xúc, nhiều hoàn cảnh mà nghề nghiệp mang lại. Gần 20 năm chinh chiến, Có lẽ cũng đủ có một vài trải nghiệm để kể cho các bạn nghe và hiểu hơn về câu chuyện nghề - Kiến Trúc Sư.
 

NGÀY ĐÓ, NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ TRONG TƯỞNG TƯỢNG CỦA TÔI LÀ....


Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, lúc đó định hướng nghề nghiệp còn khá mông lung, cũng chưa có nhiều phương tiện thông tin để tìm hiểu như bây giờ. Khi đó, chỉ nghĩ đơn giản rằng, mình sẽ học nghề gì để sau này ra trường có thể làm được cái nhà thật to, thật đẹp cho bố mẹ, cho gia đình. Ấy thế là chọn học kiến trúc như một lẽ đơn giản và thường tình.

Những câu hỏi khi đó đặt ra trong đầu về nghề chỉ đơn giản là công việc này liệu rằng mình có theo đuổi được không? Liệu rằng nó có đem lại thành công cho mình hay không?...



Nghề kiến trúc sư trong tưởng tượng là thế!
 

Cũng như nhiều bạn trẻ hiện nay, khi đứng trước ngã rẽ quan trọng của cuộc đời, cũng đang băn khoăn về lựa chọn nghề nghiệp của mình, cũng có vô vàn câu hỏi đặt ra: nghề kiến trúc sư là gì? Nghề kiến trúc sư ở Việt Nam như thế nào? Nghề kiến trúc sư trong tương lai ra sao? Nghề kiến trúc sư có giàu không?.... Những câu hỏi thường xuyên đó cho đến tận bây giờ, khi đã trở thành một người kiến trúc sư, nhiều khi, tôi vẫn được nhiều bạn trẻ hỏi khi có định hướng nghề nghiệp…

Khi đó, tôi lại nhớ lại mình của những năm tháng tuổi trẻ sôi nổi và đầy nồng nhiệt trước đây. Khi đó, kiến trúc sư trong tưởng tượng của tôi là một nghề hào hoa lắm, nghệ sĩ lắm,…Và thực tế công việc sau này khi ra ngoài cuộc đời cũng có khắc nghiệt hơn rất nhiều so với tưởng tượng của một thằng sinh viên nghèo như tôi.

Ra cuộc đời, rồi gánh nặng cơm áo gạo tiền, rồi áp lực xã hội… khiến cho đôi lúc, bản thân tôi cũng thấy chán nản và tuyệt vọng đến vô cùng.
 

RA TRƯỜNG, KIẾN TRÚC SƯ LÀ GÌ...?


Cầm tấm bằng tốt nghiệp kiến trúc sư trên tay, ai rồi cũng sẽ loay hoay đi tìm định hướng cho mình. Có người mải miết chạy theo tiền tài, địa vị, nhưng có người lại chậm lại, học hỏi, tích lũy dần dần…. song tất cả chỉ đều nhằm mục đích là sự thành công trong nghề. Khóa học của chúng tôi thời đó chỉ tốt nghiệp ra trường đúng hạn được khoảng 40% toàn bộ sinh viên của khoa. Và tôi cũng may mắn là một thằng trong số đó!



Kiến trúc sư ngày mới ra trường!
 

Khác với suy nghĩ ban đầu của mình, kiến trúc sư là gì? – Chỉ là công việc ngồi ăn, phòng máy lạnh, điều hòa và vẽ vời, sáng tác. Một công việc khiến cho tôi nhận ra, việc lao động nghiêm túc, nghề nghiệp thực sự chưa bao giờ là điều dễ dàng. Để có một công việc và sự nghiệp vững chắc thì cần phải có thái độ lao động nghề nghiệp thực sự nghiêm túc trong lao động, sự cố gắng, nỗ lực không ngừng trong nghề.
 

Về cơ bản, công việc của người kiến trúc sư sẽ là:
 


Những công việc người kiến trúc sư sẽ phải làm? 
 

+ Hình thành ý tưởng thiết kế

+ Vẽ và hiện thực hóa ý tưởng thiết kế công trình qua bản vẽ kiến trúc, bản vẽ triển khai kĩ thuật thi công...

+ Làm việc trực tiếp với khách hàng, lên ý tưởng thiết kế và triển  khai hồ sơ kĩ thuật thi công công trình.

+ Bảo vệ phương án thiết kế, tư vấn được những giải pháp thiết kế tối ưu dành cho mỗi đối tượng chủ đầu tư, khách hàng cần tư vấn thiết kế.

+ Quản lý và theo dõi hợp đồng thiết kế, tiến độ công việc,

Trên lý thuyết là như thế, song trên thực tế, để một ý tưởng thiết kế, một phương án thiết kế được thực hiện và triển khai, được khách hàng duyệt và “ trả tiền” thực sự là một điều không hề dễ dàng. Bạn biết đấy, cuộc sống thì không giống như những gì chúng ta tưởng tượng. Và để có thể “lấy được tiền” từ “túi” của người khác thì nó lại càng không hề dễ dàng, ngoài việc sử dụng năng lực và sự khéo léo của bản thân.
 

NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ Ở VIỆT NAM SO VỚI TRÊN THẾ GIỚI


Đây thực sự là một sự so sánh khá khập khiễng. Thế nhưng, chúng ta cũng cần có cái nhìn đúng đắn và khách quan cho hiện trạng này.



Nghề kiến trúc sư ở Việt Nam so với trên thế giới
 

Nghề kiến trúc sư ở Việt Nam  - Ở nước ta, kiến trúc sư được coi như là một nghề hào hoa nhất trong tất cả các nghề. Nó cũng được coi như là một ngành đặc thù nằm ở giữa 2 lĩnh vực nghệ thuật và kĩ thuật. Ở Việt nam, kiến trúc sư cũng được coi là một nghề khá “danh giá”. Bằng chứng là điểm thi đại học đầu vào của những trường top như Đại học kiến trúc, Đại học xây dựng đều là những điểm số cao và rất khó khăn để sinh viên có thể vào được. Tỷ lệ tốt nghiệp ra trường của sinh viên kiến trúc cũng không hề cao, và đặc biệt, khả năng chọn lọc tự nhiên của nghề cũng vô cùng khắc nghiệt. So với số lượng sinh viên ra trường các năm thuộc chuyên ngành đào tạo kiến trúc và số lượng người còn theo nghề sau vài năm ra trường thì đã rơi rụng đi khá nhiều. Ngoài những khó khăn, khắc nghiệt của thị trường, môi trường làm việc, thì cũng không thể phủ nhận cái được coi là “ bạc” của nghề cũng khiến nhiều anh em chán nản vô cùng. Nhìn chung, so với mặt bằng chung của nghề trên thế giới, thì nghề kiến trúc sư ở Việt Nam còn chậm phát triển hơn nhiều. Cái chậm ở đây có lẽ từ trong tư duy, cũng như phong cách sống của người việt đã ảnh hưởng rất lớn vào trong tiềm thức, trong cách làm việc. Và có lẽ, để thay đổi được điều này thì còn đòi hỏi nhiều yếu tố, nhiều nỗ lực của cả xã hội. Và đương nhiên, kiến trúc cũng nên là lĩnh vực tiên phong trong sự đổi mới tư duy nghề nghiệp, nghiêm túc và có sự phát triển vững vàng nhất, để những người làm nghề kiến trúc sư thực sự ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong xã hội Việt Nam hiện đại cũng như tương lai phát triển sắp tới!



Sự phát triển của nghề kiến trúc sư trên thế giới là rất lớn
 

NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ TRONG TƯƠNG LAI - TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN?


Triển vọng phát triển của ngành kiến trúc được tạp chí Kiến trúc (Architect magazine) đã công bố cuộc khảo sát thu nhập bình quân của kiến trúc sư từ năm 1993 trở lại đây. Biểu đồ thu nhập của ngành liên tục tăng. Và nghề kiến trúc sư là nghề đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng những nghề nghiệp sáng tạo nhất trên thế giới.



Triển vọng phát triển nghề kiến trúc sư thông qua thu nhập bình quân 
 

Triển vọng phát triển của nghề được đánh giá trong khoảng từ 5- 10 năm tới của nghề kiến trúc sư cũng được nhìn nhận và đánh giá khách quan hơn. Với cơ hội việc làm vô cùng đa dạng và nhiều lựa chọn. Sau khi ra trường, sinh viên có thể hoạt động trên các lĩnh vực thuộc ngành kienes trúc khá đa dạng bao gồm:

  • Kiến trúc sư
  • Quả lý dự án
  • Thiết kế nội thất
  • Kiến trúc cảnh quan
  • Thiết kế đồ họa
  • Kỹ sư cơ, điện, cấp thoát nước

Kiến trúc sư được đánh giá là một nghề có triển vọng rất phát triển trong tương lai. Đây được coi là công việc hot khoảng từ 5- 10 năm tới. Đặc biệt, với những cơ hội việc làm vô cùng đa dạng, và rất nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp, cùng với số lượng các công trình kiến trúc ngày một tăng dẫn đến những đòi hỏi và nhu cầu về nhân lực cũng ngày một tăng theo nên dẫn đến vô số việc làm của ngành kiến trúc. Do đó, sinh viên, những người đang theo học lĩnh vực này hoàn toàn có thể yên tâm về cơ  hội nghề nghiệp sắp tới.
 

NHỮNG KĨ NĂNG CẦN CÓ CỦA MỘT NGƯỜI KIẾN TRÚC SƯ


Để trở thanh một người kiến trúc sư thực thụ, đòi hỏi khá nhiều kĩ năng. Bạn biết đấy, thực trạng việc làm hiện nay không ít kiến trúc sư bỏ nghề, không giữ nổi được niềm đam mê của mình trước những gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền,... suy cho cùng, thì đó cũng là điều phản ánh được thực trạng đáng buồn rằng họ chưa chuẩn bị được những kĩ năng nghề nghiệp cần có của một người kiến trúc sư. Bởi vậy, khi ra nghề, nhiều bạn đang loay hoay, đứng giữa những lựa chọn và cơ hội nghề nghiệp mới. Vì thế mà thực trạng kiến trúc sư bỏ nghề đang diễn ra ngày càng phổ biến hiện nay. Để tránh được những rủi ro như trên, bạn nên trang bị cho mình thật kĩ những kĩ năng, điều kiện để trở thành một kiến trúc sư chuyên môn và có năng lực. Những kĩ năng dưới đây rất cần thiết để trở thành một kiến trúc sư đại tài:



Nếu đảm bảo những kỹ năng này- kiến trúc sư sẽ là nghề "hái ra tiền"
 

+ Thứ nhất: Kiến thức chuyên ngành: Đây được coi như là kiến thức cứng ( xương sống) đối với những người muốn hành nghề kiến trúc. 4- 5 năm đào tạo trong môi trường chuyên nghiệp sẽ cung cấp đến bạn những kiến thức chuyên ngành vững chắc nhất: Bạn cần nắm được những nguyên lý thiết kế, nguyên lý cấu tạo để có thể thiết kế được một công trình kiến trúc, Quy hoạch, đọc và hiểu được, triển khai ý tưởng, bản vẽ kỹ thuật đúng, đầy đủ, chính xác theo quy định…

+ Thứ hai: Có những kiến thức liên quan ( mang tính bổ trợ): Những kiến thức như vật lí kiến trúc, hình họa, kinh tế xây dựng, kỹ thuật điện, nước…. có chức năng trong việc bổ trợ đến kiến thức, cũng như năng lực, trình độ của bạn sau này khi làm nghề.

+ Thứ ba: Các kĩ năng cứng cần có khi làm nghề kiến trúc sư: Bạn cần phải thành thạo các phần mềm chuyên ngành: autocad, photoshop, 3D Max, … và một số phần mềm chuyên dụng khác theo từng yêu cầu của thời đại.

+ Thứ tư: Một số kĩ năng mềm khác: Những kĩ năng thuyết trình, tư duy, quan sát, óc thẩm mỹ, khả năng sáng tạo, chủ động trong công việc, kỹ năng làm việc nhóm, quản lý công việc, bảo vệ, kỹ năng giao tiếp,…. Đây đều là những kĩ năng mềm cần có để bạn có thể trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp.

Một vài kĩ năng trên đây cũng không thể nào thể hiện hết được hết những yêu cầu, cũng như những khó khăn, trở ngại trong suốt hành trình dài của nghề nghiệp mà kiến trúc sư sẽ gặp phải. Cũng như rất nhiều công việc khác, để có thể tồn tại, để phát triển, và để thành công, thì người kiến trúc sư cần phải cố gắng, nỗ lực hơn rất nhiều. Những điều ấy, đôi khi còn phải được đánh đổi bằng cả nước mắt, bằng máu!



Chuyện nghề kiến trúc sư
 

Hiểu được sự cố gắng đó, đội ngũ kiến trúc sư MONEO luôn cố gắng bằng rất nhiều nỗ lực, rất nhiều đam mê, và trân trọng từng giây phút được gắn bó với nghề. Nhìn những công trình kiến trúc do chính tay chúng tôi sáng tạo nên, được thi công, và xây dựng hoàn thiện trên cả nước đã tiếp thêm rất nhiều động lực cố gắng. Thương hiệu MONEO được nhiều người biết đến, với những công trình tên tuổi, đẳng cấp, làm đẹp cho người, làm đẹp cho đời, chính là những giá trị cao đẹp nhất và chúng tôi đang dày công vun đắp!

Hy vọng rằng, với những trải nghiệm kể trên, với những câu chuyện đời, chuyện nghề kiến trúc sư vừa rồi, bạn sẽ có thêm niềm tin, sức mạnh để cùng chúng tôi xây dựng được một cộng đồng những người làm nghề kiến trúc có tâm, có tầm, đóng góp vào sự phát triển chung của toàn xã hội!

Tập thể kiến trúc sư – Kiến trúc Moneo!

Trân trọng!

Viết bình luận
Bình luận (209)
binh-luan

1

11/10/2022

555

binh-luan

1

11/10/2022

555

binh-luan

1

11/10/2022

555

binh-luan

1

11/10/2022

555

binh-luan

1

11/10/2022

555