Một số đặc trưng phong cách kiến trúc Đông Dương bạn cần biết

Cùng với phong cách kiến trúc tân cổ điển, kiến trúc cổ điển… thì phong cách kiến trúc Đông dương cũng là một nhánh tương đối trong tổng thể nền kiến trúc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến Việt Nam từ xưa cho đến nay. Cùng tìm hiểu về những đặc trưng phong cách kiến trúc đông dương, và những ứng dụng của nó đối với kiến trúc, nội thất hiện đại của nước ta hiện nay bạn nhé!

Phong cách kiến trúc đông dương là gì: Tên gọi, lịch sử hình thành và phát triển

Kiến trúc đông dương là gì? Tại sao lại có tên gọi như vậy?

phong cách kiến trúc đông dương

Kiến trúc đông dương là gì? Tại sao lại có tên gọi như vậy?

Phong cách kiến trúc đông dương (hay còn được gọi là Indochine Style) – Cái tên này bắt nguồn từ lịch sử, khi pháp xâm lược nước ta. Khi đấy, chúng gọi 3 nước Việt Nam – lào – cam puchia là Đông Dương. Đây là phong cách mà người Pháp mang vào Đông Dương từ thời pháp thuộc. Ở nước ta, kiến trúc đông dương được xem như sự giao thoa của 2 nền văn hóa Việt và Pháp. Sự kết hợp hoàn hảo này mang lại cho công trình vẻ đẹp của sự giao thoa, thể hiện được tinh hoa văn hóa, nghệ thuật, cũng như bề dày lịch sử của một phong cách kiến trúc đã từng khuynh đảo một chặng đường dài lịch sử. Mọi chi tiết, đặc trưng, của phong cách này đều mang trong mình cái hồn cốt, hơi thở và vẻ đẹp truyền thống của một thời kì cổ xưa ghi dấu lịch sử. Chính vì thế, mà ứng dụng của phong cách kiến trúc này ngày càng trở nên phổ biến trong kiến trúc và xây dựng hiện đại.

Lịch sử hình thành phong cách kiến trúc đông dương ra sao?

Thực dân phá bắt đầu nổ sung xâm lược nước ta vào năm 1858 tại Bán Đảo Sơn Trà – Đà Nẵng. Cũng từ đây, chúng nhanh chóng đặt ách thống trị lên nước ta, tiến hành liên tiếp các cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, lần thứ hai… trực tiếp lên mọi mặt trong đời sống từ xã hội, kinh tế, đến văn hóa,…

Lịch sử hình thành phong cách kiến trúc đông dương

Lịch sử hình thành phong cách kiến trúc đông dương

Kiến trúc Pháp khi du nhập vào nước ta thì cũng gặp phải rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là khi thực dân pháp mang kiến trúc của người Pháp áp dụng vào Việt Nam thì gặp phải nhiều bất cập do khí hậu Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều, nên những công trình của Pháp khi thực hiện sao chép và coppy giống hệt ở nước chính quốc không phát huy được hiệu quả và bộc lộ rất nhiều điểm hạn chế. Chính vì thế, các kiến trúc sư của trường mỹ thuật đông dương khi đó đã xác lập lên một ý tưởng thiết kế mới – với những công trình kiến trúc Pháp nhưng lồng ghép thêm những đặc trưng truyền thống của kiến trúc Việt Nam vào đó.

Cha đẻ của phong cách lồng ghép này phải kể đến chính là kiến trúc sư Ernest Hebrard – là giáo sư của trường mỹ thuật đông dương khi đấy. Ông đã gọi sự kết hợp của 2 nền kiến trúc Á và Âu ấy bằng cái tên; Kiến trúc đông dương. Là việc học tập và sao chép, phát triển và kế thừa của cả kiến trúc châu á, không chỉ có 3 nước Đông DƯơng khi đó mà còn cả của Trung Quốc. Tiếp theo đó, những công trình mang đậm đặc trưng của phong cách này ngày càng phát triển và lớn mạnh.

Sự phát triển của phong cách kiến trúc đông dương

Rất nhiều công trình lớn được xây dựng ở Việt Nam và cả 3 nước Đông DƯơng thời bấy giờ mang đậm phong cách kiến trúc như vậy. Nét đẹp và vẻ đẹp của phong cách Kiến trúc Đông Dương được thể hiện với sự hòa quyện chắc chắn và sắc nét của từng công trình. Ở Việt Nam, những khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhất của phong cách này chính là Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng. ở Lào và Campuchia cũng dễ dàng nhìn thấy những công trình mang phong cách kiến trúc đông dương tại thủ đô, cũng như các khu vực có nhiều khoáng sản, nơi thực dân pháp có thể khai thác và đã từng đặt ách thống trị lên đó.

Những đặc trưng của phong cách kiến trúc đông dương

Thấu hiểu được lịch sử và sự ra đời, phát triển của phong cách kiến trúc này, cùng những đặc trưng của kiến trúc, Bạn sẽ có được cái nhìn tổng thể về phong cách kiến trúc đông dương. Một số những đặc trưng cơ bản về phong cách kiến trúc này bạn có thể tham khảo trong nội dung dưới đây: Bao gồm:

những đặc trưng phong cách kiến trúc đông dương bạn cần biết

Tìm hiểu một số đặc trưng của phong cách kiến trúc đông dương

Thứ nhất: Đặc trưng phong cách kiến trúc đông dương – màu sắc chủ đạo

Màu sắc kiến trúc ngoại thất của phong cách kiến trúc Đông Dương thường được sử dụng là gam màu vàng nhạt, vàng kem, hoặc màu trắng. Đây đều là những màu sắc thể hiện được vẻ đep hoài cổ và đơn giản. Giải thích về màu sắc đặc trưng này, người Pháp cho rằng, màu vàng nhạt hay màu trắng phù hợp với khí hậu mưa nhiều và ẩm của nước ta. Màu vàng cũng khiến cho ngoại thất của ngôi nhà trở nên tươi mới, và không bị ảnh hưởng bởi sự ẩm mốc hay khí hậu của nước ta.

Thứ hai: Đặc trưng phong cách kiến trúc đông dương – chất liệu sử dụng

Các loại vật liệu sử dụng trong phong cách kiến trúc đông dương cũng vô cùng đa dạng. Tận dụng được tối đa những loại vật liệu tự nhiên sẵn có tại nước ta. Một số loại vật liệu được sử dụng rất phổ biến trong phong cách kiến trúc đông dương, từ ngoại thất cho đến nội thất có thể kể đến như:

  • Gỗ: Đây là loại vật liệu chính được sử dụng trong phong cách kiến trúc đông dương. Đặc biệt là trong thiết kế nội thất. Gỗ còn được sử dụng ở sàn nhà, trần nhà, khung kết cấu, hoặc được sử dụng để trang trí, hoàn thiện các chi tiết trang trí sao cho đẹp và hoàn hảo nhất.
  • Tre: Đây cũng là vật liệu truyền thống thường được sử dụng khá phổ biến trong các công trình mang phong cách kiến trúc đông dương. Với đặc tính chống mối mọt, độ bền cao và được sử dụng nhiều trong các công trình mang tính truyền thống từ xưa cho đến nay, Tre được sử dụng đa dạng và linh hoat vô cùng trong nhiều thiết kế.
  • Gạch nung, gạch bông: Đây cũng là loại vật liệu được sử dụng nhiều trong những công trình mang phong cách kiến trúc đông dương.

Thứ 3: Họa tiết và các chi tiết trang trí mang đậm đặc trưng phong cách kiến trúc đông dương

Những họa tiết, hoa văn trang trí cho kiến trúc đông dương thường là các hình thù hoa lá, chim chóc, hình tĩnh vật. Những hoa văn, họa tiết này thường được sử dụng ở dưới mái, vách ngăn, tường, và được sử dụng ở đồ nội thất gỗ.

Những chi tiết họa tiết trang trí này thường cũng rất gần gũi với kiến trúc Việt Nam. Đồng thời, đảm bảo được giá trị, cũng như sự thân thiện với người Việt.

Những công trình mang phong cách kiến trúc đông dương tiêu biểu tại Việt Nam

Với những đặc trưng tiêu biểu trên, cùng với sự hình thành và phát triển của lịch sử kiến trúc. Các công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương ngày càng có được chỗ đứng vững chắc trong lòng người yêu nghê thuật kiến trúc. Một số công trình tiêu biểu hiện nay ở nước ta theo phong cách kiến trúc này vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Cụ thể như:

Trường Petrus ký- Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong: Ngôi trường mang đặc trưng rõ ràng của phong cách kiến trúc đông dương: Từ thiết kế mái, vật liệu mái hoàn thiện, cho đến hình dạng, kiến trúc, và màu sắc đều thể hiện được những giá trị đặc trưng của phong cách kiến trúc này. 

Phong cách kiến trúc đông dương

Công trình tiêu biểu thể hiện được đặc trưng phong cách đông dương. Giá trị kiến trúc, cũng như giá trị văn hóa, lịch sử, giá trị sử dụng của những công trình này vẫn còn vẹn nguyên theo thời gian. Những thiết kế này trở thành một phần quan trọng trong hành trình phát triển, lớn mạnh và đi lên của cả nền kiến trúc. 

Công trình kiến trúc tiêu biểu thể hiện được đúng và đầy đủ đặc trưng của phong cách kiến trúc Đông Dương

Phong cách kiến trúc đông dương

Công trình kiến trúc tiêu biểu thể hiện được đúng đặc trưng của phong cách kiến trúc đông dương. 

  • Bưu điện trung tâm sài gòn: Với hơn 100 năm tồn tại, được người Pháp xây dựng từ những năm 1886 – 1891. Cho đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị kiến trúc Đông Dương và vẫn được sử dụng và bảo tồn nguyên vẹn.
  • Bảo tàng lịch sử Việt Nam:
  • Trụ Sở bộ ngoại giao Việt Nam
  • Trường Petrus ký- Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong

Đây đều là những công trình tiêu biêu cho phong cách kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam đã và vẫn đang tồn tại qua nhiều thế kỉ tại đây. Đây sẽ là những giá trị còn mãi với thời gian và được rất nhiều người Việt yêu thích, mang đậm giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hóa sẵn có.

Ứng dụng của phong cách kiến trúc đông dương trong xây dựng nhà ở dân dụng

Phong cách kiến trúc đông dương được nhiều người yêu thích. Không chỉ bởi vẻ đẹp vừa vặn, hoài cổ. Mà ngay cả đến những chi tiết, vật tư, vật liệu để sử dụng và hoàn thiện cũng thể hiện được sự thân thuộc và gần gũi với nếp sống, tư duy văn hóa của người Việt. Được biết đến là sự giao thoa của 2 nền văn hóa, giữa nhiều quốc gia, đồng thời là minh chứng cho một thời kì lịch sử đầy biến động. Những công trình nhà ở, những công trình kiến trúc, hay đơn giản là những thiết kế nội thất, không gian nội thất mang phong cách Đông Dương ngày càng nhận được sự quan tâm và yêu thích của nhiều khán giả, nhiều khách hàng.

Cùng tham khảo một số công trình kiến trúc, một số thiết kế nội thất thể hiện được phong cách kiến trúc này qua những hình ảnh dưới đây bạn nhé. Các kiến trúc sư hiện đại cũng đang tiếp tục phát huy và kế thừa những tinh hoa nghệ thuật của phong cách kiến trúc này, thể hiện trong từng mẫu thiết kế:

phong cách kiến trúc đông dương đẹp

Ứng dụng những đặc trưng của phong cách kiến trúc đông dương trong mẫu thiết kế nhà biệt thự 2 tầng hiện đại mái thái sang trọng. 

Phong cách kiến trúc đông dương hiện đại mái thái

Ứng dụng phong cách kiến trúc đông dương trong tư vấn thiết kế biệt thự 3 tầng, nhà ở dân dụng cũng được thực hiện với đầy đủ những chi tiết, vât liệu và màu sắc ngoại thất. 

phong cách kiến trúc đông dương

Hình ảnh phối cảnh: Mẫu thiết kế biệt thự mang phong cách đông dương. Thể hiện được vẻ đẹp Á - Âu kết hợp với nhau trong tổng thể không gian kiến trúc. Những giá trị thẩm mỹ từ phong cách này để lại cho kiến trúc hiện đại kế thừa và phát huy trong mọi công trình kiến trúc, từ ngoại thất cho đến nội thất bên trong. 

Thiết kế nội thất phong cách đông dương

Không gian nội thất mang đậm giá trị văn hóa, tinh thần của kiến trúc đông dương

Vẻ đẹp mang hơi hướng châu âu- kết hợp với những vật liệu gỗ truyền thống được cho là đặc trưng tiêu biểu của phong cách đông dương, được ứng dụng trong những công trình kiến trúc, trong mẫu thiết kế nội thất vô cùng ấn tượng và đặc biệt này. 

Liên hệ với kiến trúc MONEO để được tư vấn và thiết kế những công trình, những không gian nội thất mang phong cách kiến trúc đông dương đẹp và ấn tượng tại đây bạn nhé!

Hotline: 0945.66.16.16

Viết bình luận
Bình luận (200)
binh-luan

Phong Khách Đẹp

18/11/2022

Phong cách kiến trúc - nội thất INDOCHINE là sự kết hợp giữa truyền thống cổ điển cùng với thiết kế kiến trúc Đông Dương https://phongkhachdep.org/phong-cach-thiet-ke-indochine-la-gi-nhung-dac-trung-cua-phong-cach-thiet-ke-indochine/ . Chúng tôi là đơn vị thiết kế - thi công phong cách thiết kế Indochine uy tín, chuyên nghiệp. #indochine #IndochineStyle #indochinaDesign #indochinaArchitecture #ĐôngDươngarchitecture

binh-luan

1

11/10/2022

555

binh-luan

1

11/10/2022

555

binh-luan

1

11/10/2022

555

binh-luan

1

11/10/2022

555