Nhà mái ngói nên làm trần gì?

Nhà mái ngói nên làm trần gì? Nên đóng trần loại gì cho nhà mái ngói… là câu hỏi được rất nhiều khách hàng, chủ đầu tư trăn trở, băn khoăn trong quá trình xây dựng. Lựa chọn làm trần như thế nào cho nhà mái ngói không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian nội thất, mà còn góp phần làm giảm nhiệt độ cho ngôi nhà, khiên nhà mát mẻ hơn vào mùa hè. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc liên quan đến “nhà mái ngói nên làm trần gì?”.

Nhà mái ngói nên làm trần gì?

Tìm hiểu nhà mái ngói nên làm trần gì?

Một số loại trần nhà phổ biến được lựa chọn xây dựng nhiều hiện nay

Trần nhà là bộ phận dùng để trang trí nóc nhà. Đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và hoàn thiện nội thất cho không gian nhà ở. Trần nhà được phân loại theo hình dạng, kết cấu, cách làm, hoặc được phân loại theo vật liệu làm trần. Khi phân loại theo hình dạng, kết cấu, trần nhà được thực hiện bao gồm:

+ Trần thả ( trần nổi): Đây là loại trần nhà dùng để nói về đặc tính của loại trần này. Ở đây, loại trần nhà được sử dụng là kiểu khung nổi. Ở loại trần này, sau khi hoàn thiện, người ta vẫn nhìn thấy 1 phần của xương trần nhà, hay nói cách khác là vẫn nhìn thấy tấm trần được gác lên trên khung xương của trần nhà.

Thuật ngữ trần thả dùng để chỉ thao tác cơ bản trong việc hoàn thiện trần nhà loại này đó là thả tấm. Các tấm trần bằng nhựa, bằng thạch cao, được thả từ trần xuống đảm bảo được tính thẩm mỹ cho trần nhà. Trần thả thường được ứng dụng trong những công trình, đặc biệt là văn phòng làm việc, các công trình công cộng, nhà hàng, sân bay, trung tâm thương mại, nhà ga....

+ Trần chìm: Ngược lại với trần nổi, trần chìm có đặc tính, cấu tạo chìm vào bên trong. Khung xương của trần được đặt ở toàn bộ bên trong tấm trần thạch cao, hay trần nhựa. Sử dụng trần chìm sẽ không thấy được các khung xương như trần nổi.

Việc sử dụng trần chìm sẽ cho bề mặt mịn phẳng như trần đúc, không có những vết nổi và thích hợp với các khu vực nội bộ.

Nhà mái ngói làm trần chìm

Nhà mái ngói làm trần chìm

+ Trần giật cấp: Trần giật cấp tương tự như loại trần phẳng, nhưng được giật nhiều cấp khác nhau để tạo nên giá trị thẩm mỹ cho công trình. Loại trần này thường được giật cấp theo độ cao và theo hình dạng khác nhau, mang lại giá trị thẩm mỹ và không gian kiến trúc hài hòa, ấn tượng cho ngôi nhà.

Khi phân loại theo vật liệu làm trần, có thể phân loại thành những loại vật liệu chủ đạo bao gồm:

  1. Trần thạch cao
  2. Trần gỗ
  3. Trần nhôm
  4. Trần nhựa

Với những loại vật liệu làm trần nhà phổ biến như trên, cùng đa dạng những loại kết cấu, cấu tạo làm trần khác nhau, chủ đầu tư có rất nhiều sự lựa chọn phương án làm mái đa dạng, sinh động cho ngôi nhà của mình .

Nhà mái ngói nên làm trần gì? Tìm hiểu những đặc trưng của nhà mái ngói?

Mái ngói được sử dụng phổ biến trong những thiết kế nhà ở, thiết kế biệt thự hiện nay. Bạn có thể thấy được ở trong những thiết kế biệt thự 1 tầng mái ngói, thiết kế biệt thự 2 tầng mái ngói, thiết kế biệt thự 3 tầng mái ngói.... sử dụng chất liệu mái ngói chủ đạo, đảm bảo cho không gian kiến trúc mái trở nên ấn tượng và bề thế vô cùng. Chất liệu mái ngói cũng được đánh giá cao trong tổng thể thiết kế.

Thông thường, khi làm mái ngói, phương án đổ bê tông mái dốc sau đó dán ngói. Hay phương án đổ trần phẳng, sau đó làm hệ khung kèo sắt hộp và lợp ngói lên trên… Dù thực hiện phương án làm mái ngói như thế nào thì hầu hết, đối với nhà biệt thự, công trình nào cũng sẽ được làm trần bên trong.

Nhà mái ngói với những đặc trưng dễ dàng làm trần khác nhau

Nhà mái ngói nên làm trần gì? Với mỗi loại trần sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Đương nhiên, mỗi loại trần sẽ có những lợi thế khác nhau phù hợp với từng loại công trình. Vì thế, để biết được nhà mái ngói nên làm trần gì, bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế, căn cứ dựa trên tình hình của gia chủ để lựa chọn được phương án làm trần nhà sao cho phù hợp nhất.

Để giúp khách hàng có được câu trả lời chính xác hơn cho thắc mắc: Nhà mái ngói nên làm trần gì, tại đây, chúng tôi sẽ đưa ra những ưu, nhược điểm của từng loại trần nhà để bạn có thể tham khảo. Tùy thuộc vào từng yếu tố, tiêu chí bạn đặt cao hay thấp mà đưa ra những lựa chọn loại trần phù hợp!

Ưu, nhược điểm của những loại trần nhà – lựa chọn phù hợp cho nhà mái ngói nên làm trần gì?

Dưới đây sẽ là một số ưu, nhược điểm của những loại trần nhà phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo để lựa chọn bao gồm: Trần thạch cao, trần tôn, trần nhựa, trần gỗ.

1. Nhà mái ngói nên làm trần gì – Trần thạch cao

Khi lựa chọn phương án làm trần thạch cao cho nhà mái ngói, bạn cần biết được những ưu và nhược điểm sau đây:

+ Trần thạch cao là trần nổi, dễ dàng trong việc tháo lắp và sửa chữa.

+ Trần thạch cao giật cấp, hay trần phẳng đều đạt được giá trị thẩm mỹ rất cao. Đặc biệt đối với những thiết kế nhà biệt thự, nhà mái ngói sang trọng thì việc lựa chọn loại trần thạch cao như thế này rất phù hợp.

+ Trần thạch cao chìm đẹp, có thể dễ dàng trong việc kết hợp với đèn trang trí nên cũng tạo được hiệu ứng rất tốt trong thiết kế nội thất những mẫu nhà mái ngói.

Thế nhưng, loại trần này cũng có một số nhược điểm. Khi trần thạch cao làm cho nhà mái ngói sẽ có thể tồn tại những nhược điểm như:

  • Trần thạch cao kỵ nước, rất dễ bị ẩm mốc, bị vàng ố co nứt và điều này thì gây ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thẩm mỹ của không gian nội thất nhà ở
  • Đối với nhà mái ngói, nếu làm trần thạch cao thì quá trình thi công cũng khá phức tạp, tốn kém nhiều chi phí. Và chi phí tốn kém hơn hẳn các loại trần nhà khác.
  • Trần có khả năng chống nóng kém hơn

Tuy nhiên, đối với nhà mái ngói nên làm trần gì, thì phương án chọn trần thạch cao thường được các gia chủ lựa chọn nhiều nhất. Đặc biệt là những công trình có mức chi phí đầu tư cao.

2. Nhà mái ngói nên làm trần gì – Có thể làm trần gỗ

Những mẫu thiết kế nhà mái ngói truyền thống, đặc biệt là những mẫu nhà mái ngói được thiết kế sang trọng theo phong cách cổ điển, hay tân cổ điển… thì việc lựa chọn trần nhà bằng gỗ lại là ưu tiên hàng đầu. Khi đó, lựa chọn trần nhà, chủ đầu tư lại đề cao giá trị thẩm mỹ, vẻ đẹp tự nhiên. Về độ bền, thì có thể khẳng định, những mâu thiết kế nhà mái ngói trần gỗ nói riêng, hay những ngôi nhà được sử dụng trần gỗ nói chung, đặc biệt là gỗ tự nhiên rất bền và có thể dễ dàng chạm trổ lên những hoa văn, họa tiết độc đáo, phù hợp với những không gian nội thất khác nhau của từng công trình.

Thế nhưng, nhược điểm của trần gỗ tự nhiên là chi phí rất cao. Chỉ có những công trình có mức độ đầu tư lớn, hay những công trình có quy mô rộng, sang trọng… mới có cơ hội sử dụng loại trần này.

3. Trần nhôm

Nhà mái ngói nên làm trần gì? Làm trần nhôm có được không? Đây cũng là một trong những loại trần nhà được sử dụng phổ biến hiện nay. Đặc biệt, trong thiết kế và xây dựng nhà mái ngói, thì trần nhôm cũng được sử dụng để hoàn thiện, trang trí nội thất cho ngôi nhà.

Bề mặt của trần nhôm được sơn tĩnh điện cao cấp nên mang lại cảm giác thoải mái và mát mẻ cho ngôi nhà, cũng vì thế mà phù hợp với khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Việt nam.

Tuy nhiên, đối với nhà dân , nhà mái ngói nên làm trần gì thì thường được dùng trần nhôm ít hơn so với những công trình công cộng khác. Trần nhôm được dùng nhiều ở nhà ga, sân bay, bệnh viện bởi ưu điểm của trần nhôm là giảm tiếng ồn hiệu quả. Đồng thời cũng tiết kiệm được chi phí và dễ dàng hơn trong việc vệ sinh, lau chùi và an toàn với sức khỏe của con người.

4. Nhà mái ngói nên làm trần gì? – làm trần nhựa

Trần nhựa được sử dụng rất nhiều trong những công trình nhà phố, chung cư, biệt thự, … những công trình nhà ở dân dụng được sử dụng nhiều bởi đặc điểm nổi bật là cấu trúc của trần nhựa vững chắc và tổng thể nhẹ nhàng cho phần trần, mái.

Nhà mái ngói làm trần gì?

Giá thi công của những loại trần nhựa này cũng tương đối rẻ nên phù hợp với nhiều công trình hiện nay.

Như vậy, với những đặc trưng, ưu và nhược điểm của từng loại trần nhà trên, chủ đầu tư sẽ lựa chọn được phương án làm trần nhà như thế nào là hợp lý. Nhà mái ngói nên làm trần gì cũng sẽ đưa ra được lựa chọn phù hợp với nhu cầu, chi phí đầu tư, quy mô và yêu cầu của từng công trình.

Hy vọng rằng, với những chia sẻ trên, bạn sẽ có được lựa chọn đúng đắn phương án làm trần cho ngôi nhà mái ngói của mình.

 

Viết bình luận